05h30: Xe và HDV đón quý khách điểm hẹn bắt đầu hành trình thăm quan lễ phật đầu năm. Trên đường dừng chân nghỉ ngơi tại Hải Dương, Quý khách tự do ăn sáng ( Chi phí tự túc)
09h30: Đến Yên Tử, Quý khách đi di chuyển vào khu vực trung tâm bằng xe điện. Không gian tại chùa Yên Tử quanh năm mát mẻ nên du khách có thể đến vào bất kỳ thời gian nào. Còn nếu thích trải nghiệm lễ hội Yên Tử thì bạn nên đi vào thời gian từ mùng 10 tháng Giêng cho đến tháng 3 Âm lịch nhé, lưu ý là lúc này chùa Yên Tử thu hút rất nhiều du khách và sẽ rất đông. Còn nếu không thích cảnh chen lấn thì bạn có thể để sau tháng 3 rồi mới đi nha.
Đến ga cáp treo lên thăm quan lễ phật tại chùa Hoa Yên, chiêm bái Chùa Một Mái,..
Hoa Hiên
Chùa Một Mái
Tiếp tục đi cáp treo tuyến hai để lên đỉnh Vân Tượng ở độ cao 1.068m , chiêm bái tượng Phật Hoàng Trần Nhân Tông, Tượng An Kỳ Sinh và dâng hương lễ phật tại Chùa Đồng ( vé cáp treo 2 chặng khứ hồi chưa bao gồm)
Phật Hoàng Trần Nhân Tông
Tượng đá An Kỳ Sinh
Chùa Đồng
12h00: Cáp treo đưa Quý khách xuống dưới chân núi, dùng bữa trưa tại nhà hàng sau đó lên xe điện di chuyển ra bãi đỗ xe trung tâm (Chi phí vé xe điện khứ hồi chưa bao gồm)
14h30: Đến chùa Ba Vàng, Quý khách vào thăm quan lễ phật tại Đại Hùng Bảo Điện, Lầu Chuông, Lầu Trống, Hành Lang La Hán, Nhà Bảo Tàng, Thư Viện, Thiền Đường, Cổng Đá, cổng Tam Quan Trung, cổng Tam Quan Nội,..
Đại Hùng Bảo Điện
Lầu Chuông
- Chùa thờ Phật, Bồ Tát, chư Hiền Thánh Tăng và chư liệt vị Tổ sư. Trong chùa có nhiều pho tượng bằng gỗ được đặt ở các vị trí khác nhau như Quan Âm Bồ Tát, Phật A Di Đà, Tam bảo, Tam thế, ông Thiện, ông Ác...
Ban Tam Bảo
- Hàng loạt các pho tượng bề thế: như tượng Tam thế, tượng Quan Âm...
- Bức tượng Quan Thế Âm Bồ Tát cao 10m: sức nặng gần 50 tấn, bức tượng được làm bằng đá granite nguyên khối và được chạm khắc bởi bàn tay điêu luyện của các nghệ nhân Việt Nam.
16h30: Xe đón Quý khách về Hạ Long nhận phòng nghỉ ngơi, sau đó thưởng thức bữa tối và nghỉ đêm tại khách sạn ở Hạ Long.
Sáng: Sau bữa sáng, đoàn làm thủ tục trả phòng, lên xe khởi hành đi tham quan và lễ phật tại Chùa Cái Bầu - Thiện viện Trúc Lâm Giác Tâm là công trình văn hóa tâm linh có kiến trúc và cảnh quan đẹp tọa lạc bên bờ Vịnh Bái Tử Long.
Để tưởng nhớ công đức của các vị anh hùng nhà Trần, thiền viện Trúc Lâm Giác Tâm đã xây dựng đền thờ nằm trong diện tích tâm linh của chùa. Trải qua thời gian và những biến đổi của lịch sử, chùa bị hư hỏng nặng.
Với thế lưng tựa núi, mặt giáp biển và nằm xa khu dân cư nên chùa càng thanh tịnh, uy nghiêm. Chùa Cái Bầu gồm có chính điện, lầu chuông, lầu trống, cổng tam quan. Kiến trúc, cách bày trí, phù điêu của chùa giống như nhiều ngôi chùa khác. Chùa Cái Bầu bao gồm chánh điện cao 2 tầng rộng 6.000 mét vuông, cổng tam quan, nhà tổ, lầu chuông, thất ở hòa thượng, nhà khách chư Tăng – chư Ni, thất đường trụ trì, thất chuyên tu, thiền đường, trai đường; đặc biệt có 1 tượng Phật cao 50m trên đỉnh núi phía sau.
Đoàn lên xe tiếp tục đi đền Cửa Ông làm lễ dâng hương.
Nơi đây thờ Đức Ông Đệ Tam Cửa Suốt - Hưng Nhượng Vương Trần Quốc Tảng (con thứ ba của Trần Hưng Đạo). Ông là người có công lao to lớn trong việc trấn giữ vùng Đông Bắc của Tổ Quốc. Ngoài ra, nơi đây còn thờ đầy đủ các tướng sĩ nhà Trần và gia thất: Trần Quốc Tuấn, Trần Anh Tông, Trần Khánh Dư, Phạm Ngũ Lão, Yết Kiêu,...
Vãn cảnh tại đền và tượng đài Đông Hải Đại Vương - Trần Quốc Tảng.
11h00: Quý khách dừng chân nghỉ ngơi, ăn trưa tại nhà hàng địa phương.
Chiều: Đoàn tiếp tục thăm quan lễ phật tại đền Cô Bé - Cửa Suốt.
Theo truyền thuyết của ngư dân trong vùng, đền Cặp Tiên được xây dựng để thờ một vị Tiểu thư con gái Trần Quốc Tảng nên có tên gọi là đền “Cô bé Cửa Suốt”.
Sau đó xe đón đoàn khởi hành về Hà Nội. Trên đường dừng tại Hải Dương để đoàn nghỉ ngơi và mua đặc sản địa phương như: vải thiều, bánh đậu xanh, bánh gai,..
19h30: Về tới điểm hẹn ban đầu, hướng dẫn viên chia tay đoàn kết thúc chương trình.
Chia tay và chào tạm biệt quý khách!